Skip to main content

Tạo Block động trong Autocad (Phần I)


TẠO BLOCK ĐỘNG TRONG AUTOCAD (PHẦN I)

Block động trong Autocad hay còn gọi là Dynamic Block được ứng dụng khá nhiều khi thiết kế.
Trong seri bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng những công cụ cơ bản và thông dụng nhất để tạo những block động như mong muốn.
1. Tạo hiệu ứng kéo đối tượng trong Block.
x

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn hiệu ứng kéo với đối tượng giả định là máng cáp điện.
Bước 1: Tạo block thường bằng lệnh B.
Bước 2: Mở block vừa tạo bằng cách kích đúp chuột > chọn OK hoặc dùng lệnh tắt “bedit”.
Bây giờ chúng ta chú ý đến thanh công cụ có tên “Block Authoring Palettes”
Hình 1.1.
Trên thanh công cụ này chúng ta chú ý:
- Parameters: Gán biến cho đối tượng.
- Actions: Gán hiệu ứng cho biến Parameters đã chọn.
Bước 3: Trên thanh công cụ Parameters Click trái chuột vào Linear Parameter, sau đó Click chọn điểm đầu và cuối của đối tượng giống như việc bạn đo kích thước cho đối tượng này, như hình minh họa bên dưới.
Hình 1.2.
Bước 4: Chuyển qua công cụ Actions, các bạn Click trái chuột chọn công cụ Stretch Action và thực hiện từng bước sau:
- Chọn vào Linear Parameter (Distance) vừa tạo ở bước 3.
- Chọn 1 điểm bất kỳ làm điểm kéo dài đối tượng. Ở đây mình chọn điểm đầu đối tượng.
- Quét chọn vùng đầu đối tượng chứ điểm vừa chọn (lưu ý: nên quét chọn từ đầu này đến gần hết đầu kia của đối tượng).
- Quét chọn các đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn kéo đối tượng. Nhấn Enter để kết thúc quá trình chọn, đặt biến Stretch ra một vị trí bất kỳ.
Các bạn xem hình minh họa của bước 4 bên dưới.
Hình 1.3.
Bước 5: Tiến hành lưu Block và cảm nhận thành quả vừa đạt được.
* Mở rộng của hiệu ứng Stretch.
Sau khi hoàn thành 5 bước trên các bạn sẽ tạo ra được 1 Block có thể kéo theo kích thước ngẫu nhiên. Bây giờ, trong trường hợp (ở đây mình lấy ví dụ là máng cáp điện) máng cáp có bề rộng theo nhà sản xuất: 100,150, 200, 250, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900 thì chúng ta tiến hành như sau.
Thực hiện như bước 3, chúng ta tạo ra một Linear Parameter mới như hình bên dưới.

Hình 1.4.
Tiếp theo các bạn Click trái chuột vào Parameter vừa tạo ra, vào thanh công cụ Properties (lệnh tắt Ctrl+1).

Hình 1.5.
          Các bạn tìm đến mục Value Set, tại mục Dist Type các bạn chọn dấu mũi tên và chuyển thành “List”. Lúc này tại mục Dist Value List chúng ta chọn vào biểu tượng dấu 3 chấm. Lúc này một bảng thông báo hiện ra, tại bảng thông báo này các bạn thêm các kích thước có sẵn mà mình mong muốn, xem hình minh họa bên dưới.

Hình 1.6.
          Sau đó chúng ta chọn “OK” và tiếp tục thực hiện bước 4. Hoàn thành các các bước trên, chúng ta có được kết quả như hình minh họa bên dưới.

Hình 1.7.
Các bài viết với cùng chủ đề:
Các bạn có thể theo dõi các bài viết, và hướng dẫn mới nhất tại:
Cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Comments

  1. Tạo Block Động Trong Autocad (Phần I) >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Tạo Block Động Trong Autocad (Phần I) >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Tạo Block Động Trong Autocad (Phần I) >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK jR

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Phương pháp đưa cao độ Z của các đối tượng trong Autocad về "0"

PHƯƠNG PHÁP ĐƯA CAO ĐỘ Z CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD VỀ "0"

Lỗi Xref bị mờ trong Autocad

  LỖI XREF BỊ MỜ