Skip to main content

Tổng hợp công thức cơ bản trong Revit

TỔNG HỢP CÔNG THỨC CƠ BẢN TRONG REVIT

Family là một khái niệm cơ bản và thiết yếu đối với người sử dụng Revit. Khi tạo một family mới hoặc hiệu chỉnh các family có sẵn chúng ta sử dụng tham biến rất nhiều. Khi thiết lập các thông số của tham biến, một điều rất quan trọng và cơ bản đó là các công thức toán học, các hàm để thay đổi thông số của family. Sau đây mình xin giới thiệu một số hàm cơ bản mà chúng ta có thể sử dụng trong Revit:
- Lũy thừa:
+ x lũy thừa 2: =x^2.
+ x lũy thừa y: =x^y.
+ Lũy thừa cơ số e:
Số e là hằng số toán học quan trọng, xấp xỉ 2.718 và là cơ số của logarit tự nhiên.
Sử dụng trong Revit là: =exp (x).
- Số Pi trong đường tròn:
Sử dụng trong Revit: = pi ()
+ Chu vi = pi ()* (Radius*2), trong đó Radius là bán kính của đường tròn.
+ Hoặc Chu vi = pi ()* Diameter, trong đó Diameter là đường kính của đường tròn
+ Diện tích = pi ()*Radius^2
- Căn bậc 2:
Parameter = sqrt (Width)
Formula = sqrt (Width + Height)
Ví dụ: Length = sqrt (69)
- Logarit:
            Trong toán học, Logarit là phép toán nghịch đảo của lũy thừa. Điều đó có nghĩa là logarit của một số là số mũ của một giá trị cố định, gọi là cơ số, phải được nâng lên lũy thừa để tạo ra con số đó.
            Trong trường hợp đơn giản logarit là đếm số lần lặp đi lặp lại của phép nhân. Ví dụ logarit cơ số 10 của 1000 là 3, vì 10^3 là 1000, tức là phép nhân được lặp đi lặp lại 3 lần. Tổng quát hơn, lũy thừa cho phép bất kỳ số thực dương nào có thể nâng lên lũy thừa của số mỹ thực bất kỳ, luôn luôn tạo ra một kết quả là số dương, vì vậy logarit có thể được tính toán cho bất kỳ hay số dương thực a và b trong đó a khác 1.
            Sử dụng trong Revit:
            + Logarit thập phần: =log(100)
            + Logarit cơ số e (log nepe): =ln(100)

góc B = acos(a / c)
a = sqrt(c ^ 2 – b ^ 2)
A = acos(b / c)
B = asin(b / c)
a = c * sin(A)
b = c * cos(A)
góc B = 90° – A
a = c * cos(B)
b = c * sin(B)
góc A = 90° – B
b = a * tan(B)
c = a / cos(B)
góc A = 90° – B
a = b * tan(A)
c = b / cos(A)
góc B = 90° – A
b = a / tan(A)
c = a / sin(A)
góc B = 90° – A
a = b / tan(B)
c = b / sin(B)
góc A = 90° – B
round (23.4) = 23
Round (23.5) = 24
Round (23.6) = 24
Vòng (-23.4) = -23
Vòng (-23.5) = -23
Vòng (-23.6) = -24
rounddown (23.0) = 23
rounddown (23.5) = 23
rounddown (23.9) = 23
rounddown (-23.0) = -23
rounddown (-23.5) = -24
rounddown (-23.9) = -24
roundup (23.0) = 23
roundup (23.5) = 24
roundup (23.9) = 24
roundup (-23.0) = -23
roundup (-23.5) = -23
roundup (-23.9) = -23


- Hàm điều kiện:
            Cú pháp của hàm điện kiện trong Revit: IF (<condition>,<result-if-true>,< result-if-false>)
Nghĩa là IF (<điều kiện>,<kết quả nếu điều kiện đúng>,<kết quả nếu điều kiện sai>).
Ví dụ: Các bạn có thể dễ dàng hiểu được thông qua ví dụ sau, nếu a >5 thì chiều rộng (W) =10, ngược lại a <5 thì W =20.
=IF (a>5, W = 5, W= 10).
Các toán tử điều kiện hỗ trợ trong Revit:
< nhỏ hơn
> lớn hơn
= bằng
/ chia
AND cả 2 điều kiện đều đúng = IF (AND(a=5,b=10),W=79,W=1) nghĩa là phải thỏa cả 2 điều kiện a=5 và b10 thì W =79, không thỏa thì W=1.
OR thỏa một trong 2 điều kiện là được = IF (OR(a=5,b=10),W=79,W=1).
NOT điều kiện sai, hiện tại Revit chưa hỗ trợ toán tử <= nên để thực hiện toán tử này các bạn có thể sử dụng NOT để thay thế, NOT(a>b).
Công thức trả về kiểu chuỗi, các bạn sử dụng dấu “ “ để đưa kết quả về kiểu chuỗi.
            Ví dụ: IF(Width <100, “Chiều Rộng”, “Chiều Dài”)
Hàm điều kiện gồm nhiều hàm lồng vào nhau:
            IF(Width<400,100,IF(Width<800,200,300)) nghĩa là kết quả là 100 nếu Width<400, nếu Width < 800 thì kết quả là 200, các trường hợp còn lại kết quả là 300.
- Phép toán lượng giác trong tam giác vuông:
Nếu biết: a và b
C=sqrt(a^2+b^2)
A=atan(a/b (atan là arctan)
B=atan(b/a)
Nếu biết: a và c
b = sqrt(c ^ 2 – a ^ 2)
góc A = asin(a / c)
Nếu biết: b và c
Nếu biết: c và góc A
Nếu biết: c + góc B
Nếu biết: a + góc B
Nếu biết: b + góc A
Nếu biết: a + góc A
Nếu biết: b + góc B
- Chức năng làm tròn trong Revit
Các giá trị trong công thức có thể được làm tròn lên hoặc làm tròn xuống tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng trong từng trường hợp, sau đây mình sẽ giới thiệu về các hàm làm tròn trong Revit.
+ Round (x):
Hàm Round(x) trả về số nguyên gần với nó nhất: Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì số được làm tròn lên. Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0,5 thì số được làm tròn xuống.
Ví dụ:
Cú pháp: round (number) .
+ Rounddown (x):
Hàm Rounddown(x) tức làm tròn xuống, trả về giá trị nguyên của số đó, không kể giá trị ở hàng thập phân phía sau là bao nhiêu.
Ví dụ:
Cú pháp: rounddown (number)
+ Roundup(x):
Hàm Roundup(x) tức làm tròn lên, hàm này hoạt động như ROUND, ngoại trừ một điểm là hàm này luôn làm tròn số lên.
Ví dụ:
Cú pháp: roundup (number).

Các bạn có thể theo dõi các bài viết, và hướng dẫn mới nhất tại:
Cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Comments

  1. Tổng Hợp Công Thức Cơ Bản Trong Revit >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Tổng Hợp Công Thức Cơ Bản Trong Revit >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Tổng Hợp Công Thức Cơ Bản Trong Revit >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK Oq

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Phương pháp đưa cao độ Z của các đối tượng trong Autocad về "0"

PHƯƠNG PHÁP ĐƯA CAO ĐỘ Z CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD VỀ "0"

Lỗi Xref bị mờ trong Autocad

  LỖI XREF BỊ MỜ