1.1. Giao diện khởi động:
Sau khi các bạn nhấp đúp chuột vào Icon Revit, lúc này trên màn hình của các bạn sẽ xuất hiện giao diện như sau:
1.1.1. Phần dự án (Projects):
Trong giao diện vừa được mở lên, các bạn nhìn phần phía trên của màn hình sẽ thấy Projects.
Trong phần dự án này phần hình ảnh bên phải là các dự án mẫu, hoặc các dự án mà bạn đã từng mở ra gần nhất.
Phần bên phải:
- Open: công cụ này dùng để mở một dự án mẫu, hoặc bất kỳ một dự án nào có sẵn.
- New: công cụ này giúp bạn tạo ra một dự án mới từ các Template có sẵn.
- Construction Template, Architectural Template, ...: các công cụ này giúp bạn tạo ra một dự án mới từ một template mặc định của Revit. Chúng ta có thể thêm hoặc bớt, cài đặt các Template mặc định theo hệ SI (các bạn tham khảo bài viết "Hướng dẫn cài đặt Revit 2016" cũ của mình theo đường link: http://tinhdm.blogspot.com/2017/10/tong-quan-ve-revit.html).
1.1.2. Phần Family:
Nếu các bạn chưa từng tiếp xúc với Revit thì có thể hình dung một cách đơn giản một Family trong Revit "tương tự" như một Block động trong Autocad.
Công dụng của công cụ này là dùng để tạo ra một thành phần bất kỳ theo ý muốn của người sử dụng thuộc tất cả các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, cơ điện.
1.2. Giao diện làm việc:
Trong phần dự án này phần hình ảnh bên phải là các dự án mẫu, hoặc các dự án mà bạn đã từng mở ra gần nhất.
Phần bên phải:
- Open: công cụ này dùng để mở một dự án mẫu, hoặc bất kỳ một dự án nào có sẵn.
- New: công cụ này giúp bạn tạo ra một dự án mới từ các Template có sẵn.
- Construction Template, Architectural Template, ...: các công cụ này giúp bạn tạo ra một dự án mới từ một template mặc định của Revit. Chúng ta có thể thêm hoặc bớt, cài đặt các Template mặc định theo hệ SI (các bạn tham khảo bài viết "Hướng dẫn cài đặt Revit 2016" cũ của mình theo đường link: http://tinhdm.blogspot.com/2017/10/tong-quan-ve-revit.html).
1.1.2. Phần Family:
Nếu các bạn chưa từng tiếp xúc với Revit thì có thể hình dung một cách đơn giản một Family trong Revit "tương tự" như một Block động trong Autocad.
Công dụng của công cụ này là dùng để tạo ra một thành phần bất kỳ theo ý muốn của người sử dụng thuộc tất cả các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, cơ điện.
1.2. Giao diện làm việc:
Trong phần dự án (Projects), chúng ta chọn công cụ New, lúc này một bảng thông báo sẽ hiện lên. Trong mục Template File chúng ta kéo xuống có thể thấy những Template mặc định của Revit, tùy vào nhu cầu sử dụng: Architectural (bộ môn kiến trúc), Structural (bộ môn kết cấu), Mechanical (bộ môn cơ điện - hệ thống điều hòa không khí và thông gió), Electrical (bộ môn cơ điện - Hệ thống điện), .... mà các bạn chọng Template phù hợp.
Sau khi chọn một Template (ở đây mình chọn System - bộ môn cơ điện) thì lúc này giao diện làm việc sẽ xuất hiện trên màn hình. Trong giao diện làm việc này được chia thành 4 phần cơ bản như hình bên dưới:
Trong đó:
Số 1: Project Browser (quản lý thông tin của một dự án).
Số 2: Thanh Ribbon (chứa các công cụ sử dụng trong một dự án).Số 3: Property Palette (chứa các đặc tính của các thành phần trong dự án).Số 4: Drawing Area (vùng làm việc của dự án).Chức năng của các thành phần này sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo của mình. Mọi người có thể vào.
Fanpage: https://www.facebook.com/CDMEVN/ Để theo dõi các bài hướng dẫn, thủ thuật khác ạ.Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, xin chào hẹn gặp các bạn ở các bài viết tiếp theo.
Comments
Post a Comment